Thêm một cổ phiếu 'họ' FLC bị hủy niêm yết
Nghiên cứu do Talker Research - một cơ quan nghiên cứu của Mỹ, thực hiện, đã khảo sát 2.000 người tham gia từ ngày 23 đến 27 tháng 1 năm 2025, nhằm xem xét cách mọi người ngủ trưa và tìm hiểu xem điều gì khiến một số người ngủ trưa ngon hơn những người khác.Các nhà nghiên cứu đã xem xét thói quen, sở thích ngủ trưa và tác động của giấc ngủ trưa đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.Tiến sĩ Nick Bach, nhà tâm lý học, tại Dịch vụ chăm sóc Sức khỏe tâm thần Grace Psychological Services (Mỹ) cho biết giấc ngủ - đặc biệt là ngủ trưa - ảnh hưởng đến tâm trạng, sự tập trung và sức khỏe tổng thể. Rất nhiều người ngủ trưa sai cách và sau đó tự hỏi tại sao mình cảm thấy uể oải thay vì sảng khoái. Đánh chú ý, nghiên cứu phát hiện ra rằng thời điểm ngủ trưa hoàn hảo là 13 giờ 42 phút. Tiến sĩ Bach giải thích: Một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải là ngủ trưa quá muộn. Nếu bạn ngủ trưa vào cuối buổi chiều hoặc chạng vạng tối, điều đó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của bạn. Lý tưởng nhất là ngủ trưa trước 15 giờ để duy trì lịch trình ngủ của bạn, theo trang tin nghiên cứu Study Finds.Lợi ích rất rõ ràng: Kết quả cho thấy những người ngủ trưa vào thời điểm 13 giờ 42 phút đã cảm thấy làm việc năng suất hơn ngay sau khi thức dậy.Nghiên cứu còn đưa ra những phát hiện thú vị sau: Những người thường xuyên ngủ trưa có thể có cuộc sống xã hội tốt hơn. Nghiên cứu phát hiện ra rằng "người ngủ trưa" có cuộc sống xã hội năng động hơn, điều này có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và nhận thức khi già đi, so với người không ngủ trưa. Đặc biệt, người ngủ trưa có đời sống tình cảm hài lòng so với người không ngủ trưa.Kết quả đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi người thường ngủ trưa trong 51 phút và thức dậy lúc 14 giờ 33 phút. Tuy nhiên, đáng lưu ý - ngủ trưa quá lâu có thể khiến bạn cảm thấy tệ hơn là không ngủ trưa.Nghiên cứu đã phát hiện ngủ trưa lâu hơn 1 giờ 26 phút, được xem là "vùng nguy hiểm". Lúc này, bạn có thể cảm thấy uể oải và mất phương hướng thay vì sảng khoái. Nhưng ngủ 51 phút như sở thích của nhiều người, cũng có thể quá dài. Tiến sĩ Bach cảnh báo: Nếu ngủ trưa quá lâu, bạn có nguy cơ rơi vào giấc ngủ sâu, khiến việc thức dậy trở nên khó khăn hơn. Một giấc ngủ trưa nhanh 20 phút là hoàn hảo để nạp lại năng lượng mà không bị tình trạng trì trệ giấc ngủ đáng sợ, theo Study Finds.EU 'sờ gáy' thị trường thiết bị y tế Trung Quốc, Bắc Kinh phản ứng ngay
Cụ thể, giải nhì đôi nam thuộc về Lê Phương Nam và Nguyễn Trần Tâm. Giải nhì đôi nam nữ thuộc về Phạm Minh Chương và Nguyễn Thị Hồng Vân.
Xe điện Tesla mới mua 1 tuần 'rớt' vô lăng trên cao tốc
Đoạn clip người mẹ vừa sinh con vừa hát bài "Nhật ký của mẹ" do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác chạm đến cảm xúc của nhiều người. Tiếng khóc đầu đời của con vang lên như phép màu chạm đến trái tim mẹ. Những đau đớn, vất vả khi sinh con được người mẹ tạm quên đi khi tiếng hát được cất lên.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái: "Một người mẹ vừa sinh con vừa hát "Nhật ký của mẹ". Thật xúc động, thật hạnh phúc với một người nhạc sĩ. Bản cover đặc biệt nhất chắc khó ai hát lại được".Người mẹ trong câu chuyện trên là chị Bùi Thị Cẩm Tú (40 tuổi), là một giảng viên thanh nhạc hiện sống ở TP.Cần Thơ. Chị Tú cho biết, khoảnh khắc trên bàn mổ đặc biệt, đầy lo lắng nhưng cũng tràn ngập cảm xúc thiêng liêng khi chuẩn bị đón em bé chào đời. Chị quyết định hát ca khúc này để gửi gắm tình yêu thương cho con và giúp bản thân bình tĩnh hơn. Trong khoảnh khắc thiêng liêng đó, trong đầu người phụ nữ lóe lên những ca từ trong bài hát "Nhật ký của mẹ". Ca khúc mang ý nghĩa sâu sắc về tình mẫu tử, sự hy sinh, yêu thương vô điều kiện của người mẹ dành cho con. Sau khi tiêm mũi gây tê tủy sống, các bác sĩ tiến hành mổ. Chị khá mệt và chỉ muốn ngủ vì thuốc gây tê đã thấm. Nữ bác sĩ nói với giọng nhẹ nhàng: "Tú ơi em không được ngủ nhé. Hay bây giờ để cho tỉnh táo em hãy hát cho cả ekip cùng nghe". Khi hát, chị cần phải lấy hơi bụng nhưng nghĩ việc này sẽ ảnh hưởng tới quá trình mổ nên nữ giảng viên chuyển qua lấy hơi ngực, hơi mũi để hát và hát cực kỳ thoải mái. "Giai điệu và ca từ của bài hát có thể giúp tôi xoa dịu tâm lý, mang lại cảm giác bình yên và nghị lực trong thời khắc quan trọng. Đây cũng là sự kết nối tình yêu thương giữa tôi và con. Bài hát như một lời nhắc nhở về giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn. Tôi cũng hy vọng các mẹ bầu hãy tự tin, chúng ta sẽ vượt thành công cùng chào đón những thiên thần đáng yêu", chị Tú trải lòng. Phòng mổ là nơi căng thẳng, tập trung cao độ nhưng khi chị cất tiếng hát, không khí trở nên nhẹ nhàng, ấm áp hơn. Giai điệu bài hát giúp mọi người cảm thấy gần gũi, xúc động hơn trong khoảnh khắc thiêng liêng. Các bác sĩ và cả ekip, khích lệ chị bằng những lời động viên như: "mẹ Tú hát hay, mẹ Tú giỏi quá!", "Sắp gặp con yêu rồi, cố gắng lên!". "Những lời nói ấy không chỉ giúp tôi bình tĩnh hơn mà còn tiếp thêm sức mạnh để vượt qua ca mổ. Bài hát vừa kết thúc cũng đúng lúc em bé chào đời, những giây phút hạnh phúc không thể nào quên với bản thân, gia đình và cả ekip mổ", người mẹ chia sẻ. Chị sinh bé thứ 3 khi mang thai tuần thứ 39, bé gái được vợ chồng chị đặt tên là Hoàng Kim. Vì đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nên thoải mái khi lên bàn mổ. Người phụ nữ không còn cảm giác sợ hãi như hai lần sinh trước, cực kỳ yên tâm vì sự tận tâm, nhiệt tình, chăm sóc chu đáo của các bác sĩ. Khoảnh khắc đón em bé chào đời là một trong những giây phút thiêng liêng và xúc động nhất đối với chị Tú. Đó là sự kết hợp của rất nhiều cung bậc cảm xúc: hồi hộp, lo lắng, mong chờ, và cuối cùng là hạnh phúc vỡ òa khi nghe tiếng khóc đầu tiên của con. Người phụ nữ thấy mọi khó khăn, đau đớn dường như tan biến và xứng đáng với niềm hạnh phúc khi thấy con chào đời.Chị Tú là ca sĩ tốt nghiệp chuyên ngành thanh nhạc tại Nhạc viện TP.HCM, công tác tại Ca múa nhạc tổng hợp tỉnh An Giang. Năm 2017, sau khi kết hôn và về Cần Thơ sinh sống chị tạm ngưng hoạt động. Hiện người phụ nữ chuyển qua giảng dạy tại một trung tâm âm nhạc để truyền lại những kiến thức và kinh nghiệm vốn có của mình cho các học trò có chung niềm đam mê.ThS, BS Lương Ngọc Bích, Phó trưởng khoa Sản BV Quốc tế Phương Châu chia sẻ: "Đoạn clip ghi lại cảm xúc thật của người mẹ dành tặng cho tôi, toàn ekip cũng như con gái. Đây không phải là lần đầu tiên người mẹ đó sinh con và tôi nhớ cách đây 4 năm em ấy cũng ngẫu hứng tặng tôi và ekip một bài khác".
Ngày mai 17.1, tại SVĐ Cần Thơ, sẽ diễn ra trận chung kết vòng loại Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025) giữa 2 đội Trường ĐH Nam Cần Thơ và Trường ĐH Trà Vinh.Trong hành trình vào trận chung kết, Trường ĐH Trà Vinh khẳng định sức mạnh áp đảo. Tại vòng bảng, đội đã giành trọn 9 điểm trong 3 lượt trận, ghi 14 bàn thắng và chỉ để thủng lưới 1 bàn. Tại trận bán kết, đội thắng 1-0 trước Trường ĐH Cửu Long. Trường ĐH Trà Vinh đang là đương kim quán quân vòng loại khu vực Tây Nam bộ năm 2024. Trận chung kết tới đây sẽ có rất nhiều ý nghĩa với ban huấn luyện và các cầu thủ. Nếu thắng, đội sẽ bảo vệ thành công ngôi vương khu vực, đồng nghĩa có 2 lần liên tiếp giành vé dự VCK toàn quốc. Đội đang rất quyết tâm lập cú đúp thành tích, một điều ít đội bóng nào làm được, để viết thêm câu chuyện đẹp cho thể thao trường mình. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu trên, Trường ĐH Trà Vinh phải vượt qua Trường ĐH Nam Cần Thơ. Đây là đội càng chơi càng hay, càng tiến bộ. Khởi đầu vòng bảng, đội thua 1-2 trước Trường ĐH Cần Thơ. Trận kế tiếp hòa 0-0 với Trường ĐH Đồng Tháp. Đến trận 3, đội giành chiến thắng 2-0 trước Trường ĐH Cửu Long. Tại vòng bán kết, các chàng trai Trường ĐH Nam Cần Thơ thắng đậm 5-1 trước Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long. Sau mùa giải 2024 bị loại sớm ở vòng bảng, Trường ĐH Nam Cần Thơ đang thực sự là "ngựa ô" tại vòng loại khu vực Tây Nam bộ, giải bóng đá TNSV THACO cup 2025. Vì vậy, khán giả đang rất háo hức chờ xem cuộc đối đầu giữa hai đội Trường ĐH Nam Cần Thơ và Trường ĐH Trà Vinh. Liệu đội chủ nhà còn lại có thể viết tiếp câu chuyện của mình hay đại diện đến từ Trà Vinh sẽ tiếp tục bản lĩnh trong việc ngăn chặn đối thủ đang trên đà hưng phấn. Trận chung kết vòng loại Tây Nam bộ còn là cuộc đối đầu hấp dẫn giữa 2 cây "săn bàn" xuất sắc nhất: Cao Lữ Minh Thuận (số 8, Trường ĐH Trà Vinh) và Từ Chí Minh (số 9, Trường ĐH Nam Cần Thơ). Qua 4 trận đấu, Từ Chí Minh ghi 4 bàn thắng; Cao Lữ Minh Thuận ghi 6 bàn thắng, đang là 2 cầu thủ dẫn đầu danh sách ghi bàn tại giải.2 cầu thủ này đang thể hiện một phong độ xuất sắc, là những nhân tố tạo đột biến cho đội với những bàn thắng và nhiều đường kiến tạo hay. Cao Lữ Minh Thuận cho thấy anh là cầu thủ đa năng, có thể ghi bàn thắng từ pha phạt góc, đánh đầu, trên chấm penalty. Trong khi đó, Từ Chí Minh gây ấn tượng với những pha chạy chỗ chiến thuật thông minh, lối đá tốc độ, chớp thời cơ nhanh để ghi bàn.Trong trận bán kết, Cao Lữ Minh Thuận đã ghi bàn thắng duy nhất vào lưới Trường ĐH Cửu Long để đưa đội Trường ĐH Trà Vinh một lần nữa vào chung kết. Từ Chí Minh cũng xuất sắc không kém khi lập cú đúp, để góp phần giúp Trường ĐH Nam Cần Thơ có chiến thắng tưng bừng 5-1 trước Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long. Những điểm khá tương đồng về thành tích khiến cho khán giả rất mong chờ màn đối đầu của 2 cầu thủ xuất sắc này trong trận chung kết.Trước trận đấu quan trọng vào ngày 17.1, Từ Chí Minh chia sẻ: "Trường ĐH Trà Vinh là đội bóng rất đáng gờm. Em rất ấn tượng với anh Cao Lữ Minh Thuận, bởi anh ấy có lối chơi tỉnh táo, dày dặn kinh nghiệm với những cú sút rất hiểm hóc mà em phải học hỏi".Trong khi đó, Cao Lữ Minh Thuận cũng đánh rất cao đối thủ: "Trường ĐH Nam Cần Thơ là một đội bóng đã tham gia rất nhiều giải đấu của sinh viên, nên có nhiều kinh nghiệm trong những trận đấu quyết định. Em ấn tượng nhất với đội trưởng Nguyễn Lê Tứ và tiền đạo Từ Chí Minh. Hẳn là sẽ có nhiều khó khăn nhưng em quyết tâm thể hiện 200% tinh thần và quyết thắng trong trận quyết định này".Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.
Sóc Trăng: Xử phạt lương y quảng cáo 'thất sơn thần dược' chữa được bệnh Covid-19
Ngày 14.2, bác sĩ Bùi Văn Hạnh, Trưởng trạm y tế P.Dương Đông (TP.Phú Quốc, Kiên Giang), cho biết đã di dời trụ sở về địa điểm mới vừa xây dựng xong. Trụ sở mới tọa lạc tại khu phố 10, P.Dương Đông. Công trình được xây dựng trên diện tích đất 2.186,4 m2, tổng vốn đầu tư 10 tỉ đồng."Việc di dời đến trụ sở mới đã thực hiện cả tuần nay. Chúng tôi đang sắp xếp để phục vụ người dân chu đáo. Ở chỗ cũ cũng dán thông báo cho người dân được biết", bác sĩ Hạnh nói và cho biết thêm tạm thời Trạm y tế P.Dương Đông chỉ thực hiện công tác y tế dự phòng (tiêm ngừa, phòng dịch...); còn công tác khám chữa bệnh vẫn đang làm thủ tục xin cấp phép. Trạm y tế P.Dương Đông được UBND tỉnh Kiên Giang ra quyết định thành lập từ tháng 9.1998. Tuy nhiên, từ đó đến nay, trạm y tế này hoạt động trong cảnh "ăn nhờ ở đậu" tại các cơ quan khác. Cụ thể, trước khi chuyển về trụ sở mới, Trạm y tế P.Dương Đông phải hoạt động tại trụ sở khu phố 8, P.Dương Đông. Trước đó nữa, hoạt động tại Trung tâm y tế TP.Phú Quốc. Không gian chật hẹp khiến công tác chuyên môn gặp khá nhiều khó khăn. Theo lãnh đạo Trung tâm y tế TP.Phú Quốc, sở dĩ dự án trụ sở Trạm y tế P.Dương Đông phải "nằm trên giấy" lâu như vậy là do chưa có quỹ đất.